CHỦ ĐỀ ” CẦY TƠ”

ĐỆ NHẤT CẨU THỰC

Con chó nhà bà Ba ở ngã ba Cây Thị – Bình Thạnh là con chó vàng cao to thuộc hạng béo tốt, bà nuôi năm năm nay hàng xóm phải trầm trồ khen là khôn ngoan vậy mà chỉ trong tích tắc buổi sáng bà ra cổng tập thể dục quên đóng cổng, con chó lẻn ra ngoài đường… Một chiếc Wave lướt qua và từ đó bà chia tay với con vật cưng không lời giã biệt. Bây giờ cứ mỗi lần nghĩ đến con vàng bị bắt làm món nhắm béo ngậy là bà lại thấy đau lòng…

KÉO CẦU

Con chó đốm Milu của ông Năm ở chợ Cây Quéo   còn đau hơn, đường đường ông dẫn nó đi tiểu tiện bên đường chỉ trong một phút lơ đãng ngắm trời mây mà “bọn nó” đã vọt xe ngang quăng thòng lọng vào cổ con chó kéo đi xềnh xệch mấy  mét rồi hốt lên cho vào bao bố.
Đó là hành động của dân săn bắt chó, nếu không có bọn này thì các quán cầy tơ khó bề đáp ứng nhu cầu dân nhậu vì nguồn thịt chó từ “chợ tỉnh” như Mỹ Tho, Biên Hòa chỉ đáp ứng bình quân 1 ngày 150 – 200 con trong khi lượng cầu từ hàng trăm quán nhậu cầy tơ ở Sài Gòn phải lên 400 – 500 con, vì vậy lúc khan hiếm một số quán sẵn sàng khai thác cả chó bệnh, chó ghẻ, chó lác (thậm chí cả chó chết)… Tất cả lên giàn thui rồi nướng, rồi băm, rồi trộn làm dồi… đưa cay với rượu đế thì đố ai biết là chó lụi, chó xà mâu? “Kéo cẩu” là một nghề trộm lạ nhất – công khai mà khi xử lại khó đi… tù! Một tay “anh chị” trong làng bắt chó ở Xóm Mới – Gò Vấp còn vỗ ngực tự hào “từ xe đạp cà tàng mà tớ lên Đờ-rim láng cóng cũng nhờ chuyển sang nghề “kéo cẩu” đấy! Phương tiện hành nghề có gì đâu: một sợi dây thắng xe đạp làm thòng lọng, một cái bao bố miệng to thắt rút. Thằng vững tay lái (lạng lách nhanh) chở thằng chắc tay chèo (có tài tung thòng lọng) ngày kiếm hai, ba con là đã có dư trăm nghìn! Nội ô thì bắt nóng buổi sáng tinh sương hốt ổ những con mới được sổng chuồng đi giải, ngoại ô thì đi nguội vào ban trưa khi chó lang thang kiếm ăn và khó con nào mà bị thòng lọng siết cổ có thể kháng cự được, lạ kỳ là khi bỏ chúng vào bao bố dù gỡ thòng lọng ra rồi chúng vẫn im thin thít!Điểm tập kết của các chú chó khi “kéo” là ở các lò mổ quanh khu vực Ngã ba Ông Tạ – Tân Bình, khu Giáo xứ Bùi Phát – Phú Nhuận… với giá từ 15.000đ – 20.000đ/1ký tùy loại chó già hay chó non (nếu trúng quả mấy chú cẩu “quí tộc” dân “kéo” sẽ ưu ái chuyển qua “chợ” Cầu Mống – Q.1, Lê Hồng Phong – Q.10, chờ khổ chủ ra chuộc hay về “hầu” chủ mới!). Tất cả sẽ được nhấn nước sôi, cạo lông, thui vàng với chó có “vấn  đề” như xà mâu thì vừa thui vừa cạo vừa lạng cho sạch sẽ, chó chết dù bị đánh bả hay mới vừa ngủm sẽ được đun nấu kỹ hơn và lò sẽ mổ thịt luôn không để nguyên con tránh bạn hàng phát hiện (khó biết là có lọt sổ một con chó dại bị đập chết nào không vì khi nghe tôi hỏi người bán thịt sống lẫn chín đều lắc đầu quầy quậy: ăn trúng có mà điên luôn còn bán buôn gì nữa (!) Nhưng theo lời một tay mổ chó từ Bắc vô mở quán thịt cầy trên đường Nơ Trang Long – Bình Thạnh thì nếu đun nấu kỹ (tránh lúc làm cọ xát vào răng chó) chó dại cũng xơi tốt như chó thường(?)Đưa cay!
Mùa nhậu thịt cầy từ tháng 6 trở đi cho đến dứt mùa mưa vì là lúc chó ra đường nhiều nên bị “kéo” nhiều, cầy tơ không thiếu vả lại trời mưa lại càng tăng ngẫu hứng cho dân nhậu rượu “đưa cay” với thịt cầy nhưng ít ai nghĩ đang nắng chuyển sang mưa cũng là mùa bệnh dại ở chó phát triển và lỡ ăn nhầm con chó sắp phát bệnh thì sẽ có tác hại ra sao(?) Ơ thành phố quán cẩu có nhiều nhưng tập trung thành “làng” có khu Hàng Xanh – Thị Nghè, Mã Lạng – Cống Quỳnh, cư xá Thanh Đa… ngon nhưng giá cao phải 10.000đ/đĩa, còn bình dân vài ngàn đồng thì hằng hà vô số rải từ Hóc Môn, Bình Chánh xuống Thủ Đức, Nhà Bè… Cái món thịt cầy chế biến ngon nhất lại là món khó bảo đảm vệ sinh an toàn về chất nhất chính là thịt hấp với dồi; món nướng, món lẩu khả dĩ còn được lửa với nước sôi làm chín thịt. Thế nhưng dân ghiền món cầy tơ thì lại chỉ đánh giá chất lượng theo câu: Nhất mực nhì vàng tam khoanh tứ đốm!Hơn thế đã ăn rồi dân nhậu nào cũng thích nói về cái sự: Ngon, rẻ, “bắt” rượu của món cầy. Có ông lại còn triết lý về văn hóa… “cẩu thực” viện dẫn dân Trung Hoa gọi thịt cầy là “hương nhục” là có lý do chính đáng: Vì khi thịt được sao tẩm các vị thuốc Bắc ăn sẽ làm mát gan, bổ thận, giữ ấm chống lạnh cho cơ thể (chả trách dân ngụ cư Hàn Quốc ở đường Phạm Văn Hai khoái nhậu thịt cầy). Còn trong dân gian ở ta cũng từng có kinh nghiệm dùng cật chó mực chữa chứng nghiến răng, đái dầm(!) Theo các cụ xưa thì món ngon nhất của thịt cầy là rựa mận và món tiết canh! Bởi lẽ thịt cầy nấu với ba vị riềng mẻ mắm tôm thì không thịt con nào bì được, còn tiết chó có ngon là do lấy tiết chó là cả một nghệ thuật: đũa tre vót nhọn chọc ở cổ đúng vào động mạch để lấy máu đỏ hãm tiết, còn máu đen ở tĩnh mạch chỉ dùng nhồi trong dồi… Sơ qua như vậy để thấy quả hiếm có món mồi nào mà dân nhậu vừa ăn vừa kể lể “thắm thiết” về chúng đến thế. Nghe mấy dân nhậu kể và nhìn bảng thực đơn biến tấu cho đến nay cũng trên chục từ hấp, nướng, lòng dồi, rựa mận, sáo măng đến cà ri, rô ti, lá lốt, mỡ chài, chả chìa, cháy cạnh, lẩu…Một thực tế là chó dù là món… nhậu phổ biến nhưng cái cách bắt chó xem thường… người nuôi lẫn chế biến các loại chó bệnh, chó thiu thì rõ ràng là vừa gây rối trật tự trị an vừa vi phạm những quy tắc an toàn vệ sinh thực phẩm của xã hội. Hơn nữa việc chú trọng vào cái món “mộc tồn” khiến người ta quên đi sự nguy hiểm của căn bệnh dại, vì mầm bệnh dại do khi săn bắt hoặc chế biến lỡ vướng vào thì tùy theo khu nhiễm bệnh có thể trong cơ thể phát trong vài ngày hoặc thậm chí cả năm sau. Thống kê cho thấy cả nước ta từ 1996 – 2000 có gần 2.700.000 trường hợp bị chó dại cắn phải chích ngừa, 664 trường hợp đã tử vong. Một con số đáng để dân nhậu thịt cầy… suy ngẫm trước khi hạ đũa vào mâm!  Tứ Lang
LÀM ƠN CHỉ CHO TÔI CHỗ NÀO CÓ THịT CHÓ Vào google tiếng Anh, đánh hai chữ THIT CHO, thấy hiện ra một loạt các trang có liên quan đến thịt chó, trong đó, có một dòng rao tìm rất chi “thảm thiết”: “Ai biết ở Cali chỗ nào có thịt chó không, làm ơn chỉ giùm”. Vào xem chi tiết hơn, thấy trần tình: “Ở Cali, tui đã đánh xe đi tìm khắp nơi mà không đâu bán. Từ hồi qua Mỹ ở San Diego tới giờ thèm thịt chó wá mà không ai bán. Hôm trước đi Santana và San Jose nhưng kiếm hoài không gặp…”. Thế mà nhận được rất nhiều hồi âm, trong đó có một lời mách nước rất giá trị: “Nghe nói nam Cali có bán đó nhưng bạn nên cẩn thận, gặp trúng hội bảo vệ động vật là tiêu đời. Chúc bạn may mắn”.Thế đấy, tín đồ thịt chó, sang tới Hoa Kỳ còn lồng lên kiếm món cầy tơ!
 
Nhiều chị, nhất là những chị có lòng yêu súc vật, rất lấy làm …kinh dị và ác cảm với những người đàn ông ăn thịt chó. Những chị bình thường hơn cũng thắc mắc, chẳng biết thịt chó có ngon thật hay không (vì hầu như chẳng chị nào dám ăn) mà mấy ông chồng cứ dăm bữa lại thấy rủ ra mấy quán Hai mơ thịt cầy. Nhậu về rồi thì thấy ông nào cũng phấn chấn. Có cằn nhằn thì các ông gắt: “Cầy tơ bảy món, ông ăn bà khen đấy. Lại còn cằn nhằn!”
Nhân dịp Xuân con Cẩu, Bác sĩ gia đình sẽ giúp chị em giải tỏa mối nghi hoặc, thắc mắc này.
 
Một món ăn nơi nơi ưa thích
 
Ngày nay khi thịt gia cầm đang lao đao thì nhậu thịt chó có lẽ là biện pháp khá kinh tế cho những ai thích có chút men nồng mà lại ít phải chi tiền.
 
Thật vậy, không đâu có nhà hàng đặc sản thịt chó kèm theo máy lạnh, bàn ghế sang trọng… mà chỉ có những quán bình dân, ghế đẩu thấp lè tè cùng những chiếc bàn con. Không chỉ ở khu vực cầu Thị Nghè, nhiều nơi khác cũng nổi tiếng không kém về “mộc tồn“ như chợ Ông Tạ, “đặc khu” Tam Hà, Thủ Đức…vv và cũng là nơi cung cấp thịt chó, Từ thuở ban đầu với 3 món căn bản lòng, luộc, sáo măng nay làng thịt chó đã biến tấu thành 7 món, 9 món và hiện nay là 11 (thậm chí 12) món gồm: hấp, nướng, chả chìa, rựa mận, cuốn lá lốt, sáo măng, cháy cạnh, dồi, chả đùm… Biến tấu hơn nữa thì có sáo măng giò, sáo măng móng, sáo măng đặc biệt, cuốn mỡ chài, thịt nướng, lòng nướng, chó rô ti, cầy sữa…vv. 
 
Thường thường, một bữa thịt cầy gồm 8 món: Tiết canh – Dồi – Thịt luộc – Chả nướng – Sườn xào – Lòng xào – Nhựa mận – Xáo ninh. Và 3 món đặc biệt nữa là: Óc chó – Chả chiên lá na- Tái áp chảo. Giá cả thì cũng vô cùng kinh tế: đồng hạng đĩa nhỏ 10.000 đồng và đĩa lớn 20.000 đồng. Các loại rượu cũng bình dân: Rượu nếp, nếp thang, rượu thuốc, rượu Làng Vân giá thay đổi từ 5.000 đến 25.000 đồng/xị.
Mắm tôm vắt thêm chanh, riềng, sả, cứ một miếng thịt hấp lại kẹp thêm tí lá mơ, ngò gai, chấm vào mắm tôm, kèm tí bánh đa nhai giòn tan. Thịt chó có mùi mỡ, lá mơ có mùi hôi nhưng cho vào miệng, nhai từ từ, chiêu thêm cốc rượu Làng Vân nữa là đủ thấy cuộc đời vẫn đẹp sao!Có lẽ cũng chưa có loại đặc sản nào lại phong phú tên gọi như thịt chó. Từ “con cầy” đổi thành “cây còn” và chuyển qua chữ Hán thành “mộc tồn”. Khi dời quán từ nơi này qua nơi khác, sợ khách quen không nhận ra, quán bèn trương bảng hiệu “Đúng rồi” để khách dễ tìm. Rồi cũng có chiến tranh thương hiệu và hàng loạt quán Hai Mơ, cầy tơ 9 món… nở bung ra ở khắp nơi.
 
Dịch Cúm Gia Cầm càng hoành hành, thịt chó càng được chiếu cố kỹ. Chưa bao giờ người dân ở miềnn tây, nhất là dân nhậu lại ăn thịt chó nhiều như hiện nay. Giờ đây, các “quán chuyên chó” đã mọc lên như nấm sau mưa. Hai bên cống Kinh B mỗi ngày có khoảng 50 tay lái chó chạy Honda lùng sục đi mua chó. Vậy mà vẫn không đủ thịt cầy cho vùng Kinh B. Tính trung bình thì trên 20 quán cầy tơ ở thị xã Sóc Trăng đã tiêu thụ gần nửa tấn thịt chó mỗi ngày.
Để thay đổi khẩu vị, nhiều chủ quán đã tự nghiên cứu chế biến ra nhiều món như: cầy quay, nướng ngũ vị, hầm măng tre, hầm sả, hầm chanh muối, ướp muối sả chiên giòn… Đặc biệt, quán cầy tơ nằm trên Quốc lộ 1A ở xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên lại có thêm món… cháo chó. Tất nhiên, món cháo chó này cũng tăng giá theo mùa cúm gà, từ 40.000 đồng/nồi lên 50.000-60.000 đồng một nồi 4 người ăn. Đến với phố Nhật Tân – Sài Gòn, trong những chiều mưa bay, nhiều thượng đế chợt nhớ đến những đêm chả chìa, rựa mận, dồi nóng ở Hà Thành…
 

Một loại thuốc bổ thận tự nhiên
 
Không hiểu ai là người đầu tiên ở ta đã nghĩ ra câu vè “ Sống ở trên đời, ăn
 miếng dồi chó/ Chết xuống âm phủ, biết có hay không?” nhưng theo quan niệm xưa thì: “Đàn ông biết đánh tổ tôm. Biết ăn thịt chó, xem nôm Thuý Kiều”.
 
Rõ ràng đã là đàn ông thì phải biết đến thịt chó. Nhưng vì sao?
 
Chó có khả năng tình dục mạnh, thịt chó và dương vật chó vị mặn, có tác dụng bổ thận, bổ tỳ, ích tinh, tráng dương, khử hàn, trợ dương. Do đó cật và ngọc hành chó được dùng làm thuốc bổ thận, trị nhược dương, di tinh, lưng mỏi, gối mềm, thường dùng cho người bất lực do thận suy. Dương vật chó chứa kích thích tố nam, có tác dụng chữa thiểu năng tình dục, liệt dương, di tinh, mỏi lưng gối.
Để chữa trị liệt dương do thận hư, có thể dùng dương vật chó sao khô với bột hoạt thạch rồi tán mịn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội.
 
Danh tiếng nhất trong họ nhà cẩu có hải cẩu (chó biển) có đời sống đa thê, một con đực sống với vài chục con cái, tuy có vui chơi nhưng vẫn không quên… nhiệm vụ mà một tên thuốc quen thuộc từ nhiều thập niên trước là thuốc tam tinh hải cẩu bổ thận hoàn còn ngày nay có thuốc hải cẩu hoàn. Uống loại thuốc này 4-12g mỗi ngày dưới dạng sấy khô, tán bột hoặc ngâm rượu (ngâm đơn độc hoặc phối hợp với kỷ tử và nhụcquế) sẽ cải thiện đáng kể khả năng…thực thi nhiệm vụ của quý ông.
 
Món “mộc tồn” trong y học
 
Thịt chó nấu với phấn hoa, sâm và nấm là thức ăn tăng lực. Món thịt cầy 250g, đậu đen 50g, nêm muối, đường, bột ngũ vị hương vừa ăn, nấu chín hoặc thịt cầy ướp đại hồi, tiểu hồi, vỏ quế, trần bì, thảo quả, gừng tươi, muối, nêm vừa ăn, nấu chín được xem là món ăn “Ôn thận, trợ dương, ôn trung, kiện tỳ”. Có lẽ vì vậy mà ở xứ Hàn quốc thì thịt cầy đã trở thành món ăn “quốc túy” cho hết thảy cả trẻ già trai gái?
 
Qua số liệu điều tra cho thấy mỗi năm người Hàn Quốc giết tới 1 triệu con chó để thoả mãn cơn khoái khẩu này. Thịt chó cũng là món mỹ thực trong văn hoá ẩm thực Trung Hoa, tuy vậy Trung Quốc rất ít người ăn thịt chó và cũng chỉ một món chó tần với từ 4-5 vị thuốc, bổ nhưng không ngon. 
 
Và cuối cùng là chính kinh nghiệm của các bà – nhiều người đã thừa nhận rằng sau khi đi ăn thịt chó về thì các ông “ xung“ lắm. Cũng chính các bà đã phong cho thịt cầy là món “Viagra nội” dễ kiếm nhất./.
  

HÀNH TRÌNH HÌNH THÀNH MÓN CẦY TƠ

thitchohu31.jpg

Đầu tiên là chọn những con Cầy khỏe mạnh và mập mạp.

quetoi_xecho1.jpg

Sau đó thu gom lại và chở về.

106528ae1b3eb51l1.jpg

Cắt tiết và cạo lông

10651639ebcac91l1.jpg

Đem thui cho vàng lên

vtc_26903_2771.jpg

Và chở ra chợ giao hàng cho các điểm bán lẻ.

vnthitchohanoi1.jpg

Điểm bán thịt cầy sống

hund1.jpg

Điểm bán thịt cầy quay và thịt sống

dog-meat-351.jpg

Tôi đi chợ chọn cho mình một miếng thịt thật ngon.

images27574_chuanbimonnhau1.jpg

Và với tài dao thớt, tôi làm vài món nhậu.

curieng-87121.jpg

Đầu tiên làm hai món, đó là món chả chìa và món dồi.

” Sống trên đời không ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ không có mà ăn”.

canhcay1.jpg

Đây là món canh cầy, ngày xưa Võ Tòng đánh được Hổ là nhờ ăn bát canh này đấy.

800px-dog_meat_hotpot1.jpg

Đây là món Cầy rôti kiểu Hàn Quốc.

thitcho4io_1801.gif

Đây là một mâm thịt cầy.

lau_xao_mang1.jpg

lau_cu_rieng1.jpg

doi1.jpg

hap1.jpg

1507653948_e65818f373_m1.jpg Thèm waaaa… nhậu thôi.

CẦY Gì CŨNG HÓA CẦY TƠ 

Việc mua bán, kinh doanh thịt chó nghiễm nhiên trở thành một nghề như bao nghề khác, thế nhưng vấn đề quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thịt chó đang bị thả nổi. Vì thế chó già, chó bệnh, chó bị đánh bả chết, chó bị ghẻ lở, bị lác “khô”, lác “ướt”… đều được “phù phép” thành cầy tơ.
Tấn, một “lái chó” ở Bến Tre giới thiệu cho phóng viên Tuổi Trẻ ghé vào một lò mổ chó nằm sâu trong một con hẻm trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình (TP HCM). Cánh cổng sắt căn nhà vừa hé mở, một mùi hôi tanh rờn rợn đã thốc vào mũi.
Tại một lò mổ chó lậu trên đường Tân Sơn, phường 12, quận Gò Vấp, chó được giết mổ ngay trên nền đất.
Tấn đưa thẳng xuống gian nhà bên dưới, nơi chủ nhà dùng làm lò “sát cẩu”. Bốn người đàn ông ở trần trùng trục, mồ hôi nhễ nhại đang cạo lông chó. Bốn con chó được đặt ngay trên nền nhà dơ bẩn, ướt nhèm nhẹp do nước và lông chó quyện vào nhau.
Xung quanh thấy có khoảng 20 chú cẩu đang nằm thiêm thiếp trong chuồng. Chuồng được thiết kế bằng chấn song sắt áp vào vách tường, thoạt nhìn như những gian xà lim. Ông chủ lò nói giọng trọ trẹ, ngừng tay quệt mồ hôi hỏi: “Trước giờ lấy ở đâu?”.

Đóng mặt tỉnh: “Dạ em mới mở quán, chưa lấy đâu hết”. Ông chủ lò nhát gừng: “Hôm nay có mối đặt hết rồi, muốn gì thì ngày mai tới”. Thấy mấy chú cẩu già nua, ghẻ lở đầy mình nằm im như đang hấp hối, lấy thử cây viết bi chọc vào chúng cũng không buồn phản ứng.

Khi khách mua thắc mắc: “Thịt có chất lượng không anh, sao thấy chó bệnh không vậy”. Ông chủ lò gầm gừ: “Bệnh gì mà bệnh, còn sống là tốt rồi, mấy chỗ khác toàn loại đánh bả, ăn vào có ngày méo cả mồm đấy”.

Rời lò này, ghé đến lò của bà Thu trên đường Lê Văn Sĩ, phường 12, quận 3, tình trạng ở lò này còn tồi tệ hơn. Trước đây từng bị chính quyền địa phương xử lý, bà Thu cũng đã làm cam kết không tái phạm. Sau đó bà ngụy trang bằng cách tiếp tục thu gom chó, những con bị đánh bả thì bà chuyển cho các lò khác để hưởng hoa hồng, còn loại chó tốt, chó kiểng thì bà để lại chờ chủ đến chuộc hoặc gửi ra khu Lê Hồng Phong bán.

Nhưng dù gì cũng không bằng giết mổ, chế biến nên gần đây bà đã quay lại mổ chó. Chó được giết mổ thủ công ngay trên nền đất. Nước và chất thải được tống thẳng xuống cống. Một người dân ở cạnh lò than thở: “Nước hôi tanh, dơ bẩn cứ thải ra ngập đường. Chúng tôi có báo địa phương nhưng cũng không giải quyết được gì”.

Theo lái Tấn, những thủ thuật phù phép chó già, chó chết còn đơn giản hơn nhiều so với chó ghẻ. “Đối với loại chó ghẻ khô, da đóng vẩy (thường gọi chó lác lông), lông mọc không đều thì chỉ cần cạo sạch lông, phết một chút mật ong lên rồi đem đi hơ lửa thì đố trời biết đó là chó ghẻ”, Tấn nói.

Đối với loại chó bị ghẻ ướt thì cực hơn một chút, nhưng ngược lại các chủ lò rất khoái mua vì lợi nhuận cao. Chứng kiến chủ lò Nam “Béo” biến chó ghẻ ướt thành cầy tơ: Sau khi cạo lông, những vết lở loét trên mình chó được ông “vá” lại bằng một loại bột hóa chất dẻo như bột mì. Ông dùng một miếng nhựa quệt hóa chất rồi rịt vào những vết loét, động tác thuần thục như một người thợ sơn nước lành nghề đang trét sơn lên tường.

Sau đó ông phết khắp mình chú cẩu một hợp chất khác có màu đồng. Đợi lớp hóa chất vừa khô, ông dùng bình gas “khò” qua một lượt. Như một trò ảo thuật, chú cẩu trắng nhợt, lở loét đầy mình khi nãy đã biến thành chú “cầy thui rơm” vàng ươm, bóng mỡ!

Do hoạt động lén lút nên hầu hết các lò “sát cẩu” đều nằm sâu trong các con hẻm. Một số lò còn ngụy trang bên ngoài bằng biển hiệu đấm bóp giác hơi, may đồ, giặt ủi…

Những lò này tập trung nhiều nhất ở các khu vực như: đường Lê Văn Sĩ (phường 12, quận 3), cổng xe lửa số 6 (Phú Nhuận), khu Bùi Phát, Phạm Văn Hai, khu Bùi Thị Xuân (phường 2, Tân Bình).

Tuy không tập trung nhiều bằng khu Ông Tạ (Tân Bình) nhưng mức độ dơ và lậu thì khu Lê Đức Thọ – Phạm Văn Chiêu (phường 12, Gò Vấp), khu Cầu Đỏ (quận Bình Thạnh) phải được liệt vào hàng chiếu trên.
Sau khi “mông má”, chó ghẻ, chó chết cũng biến thành… “cầy thui rơm” bóng mỡ.

Lái Tấn cho biết: “Hầu hết các chủ lò đều không ngần ngại “hô biến” chó chết, chó già thành cầy tơ, chó ghẻ lở loét thành chó vàng ươm bóng mỡ”. Thật vậy, chỉ cần điểm sơ qua một vài công nghệ “mông má” chó cũng đủ thấy rùng mình.

Khuya 29/5, đến lò mổ chó của ông Nguyên ở khu Bình Triệu. Lúc này lò đang giết ba con chó chết từ một lái ở Bình Phước mang xuống.

Tấn nói: “Mấy con chó này chết hơn một ngày rồi, có thể do dân trộm đánh bả hoặc bắn súng xung điện, nhưng không sao, chỉ cần một ít bí quyết là chó chết thành chó tươi ngay”.

Quả vậy, sau khi cạo lông sạch, moi bỏ bộ lòng, ông Nguyên lấy khăn khô lau sạch nước bên ngoài chú cẩu rồi ngồi bệt xuống đất lôi ra một cái mâm đựng một hỗn hợp sền sệt quết khắp bên trong lẫn bên ngoài chú chó.

Chờ hỗn hợp trên ngấm đều, ông lấy vòi phun gas “khò” khắp mình chó cho thứ hỗn hợp đó cháy lên.

Tấn cho biết thứ hỗn hợp trên là một “bí quyết gia truyền” của các lò “sát cẩu”, gồm ớt khô, nước riềng cô đặc, sả khô, tỏi, trộn với một lượng lớn ngũ vị hương và trên mười thứ hóa chất không tên khác được mua về từ chợ Kim Biên.

Đối với loại chó già “hết xí quách”, thịt dai như lốp xe nhưng chỉ acần một ít bột muối diêm là các chủ lò có thể làm thứ thịt ấy mềm nhũn như… cầy sữa.

Một số chủ lò khác thì dùng thuốc muối trộn với một loại hóa chất màu trắng có ký hiệu HEC, mua ở chợ Kim Biên. Cách làm cũng hết sức đơn giản, chỉ cần hòa tan loại hóa chất này trong nước, bỏ thịt cầy vào ngâm cho ngấm trong khoảng 30 phút, bảo đảm sau đó đem ra chế biến món gì cũng mềm như cầy tơ.

Cẩn thận hơn, sau khi ngâm một số chủ lò còn bơm trực tiếp hóa chất vào từng thớ thịt để làm mềm nhanh hơn. thit_cho11.jpg

Bình luận về bài viết này