Ý NGHĨA HÌNH TƯợNG ÔNG ĐÙNG TRONG TRUYệN Kể DÂN GIAN Xứ NGHệ TĨNH

Hình tượng khổng lồ là một kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện kể dân gian mọi dân tộc, mọi vùng miền đất nước. Trong thần thoại Hi Lạp có nữ thần Cát khổng lồ Gala có “bộ ngực rộng mênh mông – chỗ tựa vĩnh cửu của vạn vật” đó là hình tượng anh hùng khổng lồ Hêraclét “con bất chính” của thượng thần Dớt anh hùng lao động và nàng tiên Arecomen – người đã lập nên mười hai kì tích làm rung chuyển cả mặt đất và chấn động cả xã hội các thần linh ở đỉnh Olempơ.Ở Ấn Độ hình tượng người khổng lồ Manuaya rất hào hùng đã làm ra sông núi, bốn mùa quả ngọt với lời ca trong bài kinh Vêđa. Người khổng lồ trong thần thoại Việt Nam cũng rất hào hùng mĩ lệ, đó là ông chống trời, bà Nữ Oa, ông Tứ Tượng – vị thần khổng lồ kiến tạo, người khổng lồ văn hoá ải Lậc Cậc của miền rừng núi Tây Bắc, đó là những ông Đổng, ông Trấu, ông Tát Bể, ông Đào Sông, ông Xây Rú, người khổng lồ thần thoại. Rồi vua rồng xứ Lạc, Sơn Tinh, ông Gióng, những ông khổng lồ lịch sử. Người Nghệ có ông Đùng, một nhân vật có sức sống mãnh liệt trong đời sống tinh thần của họ, mỗi ngọn núi, dòng sông nơi đất Nghệ đều in dấu bước chân ông Đùng. Ông sống trong tâm thức, niềm tin khát vọng của người Nghệ Tĩnh. Người xứ Nghệ say mê kể chuyện ông Đùng, những mẩu chuyện đó đã được Ninh Viết Giao, Thái Kim Đỉnh sưu tầm, tuyển chọn đưa vào “Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ”, song chưa có công trình khoa học nghiên cứu và giới thiệu. Bài viết nhỏ này muốn đề cập đến ý nghĩa hình tượng ông Đùng trong chuỗi truyện ấy.

1. Hình tượng ông Đùng mang ý nghĩa giải thích địa danh đất nước xứ Nghệ

Thần thoại là những câu chuyện cổ xưa phản ánh quan niệm của con người về thế giới tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người. Truyện về những người khổng lồ trong truyện kể thần thoại Nghệ Tĩnh cũng mang ý nghĩa đó. Có thể thấy một trong những mô típ xuất hiện đậm đặc nhất trong truyện ông Đùng là sự hoá thân và những dấu ấn của ông Đùng trong núi non đất nước Nghệ Tĩnh mà ý nghĩa của nó là niềm khao khát được giải thích được lí giải cắt nghĩa: Tại sao lại có dãy Đại Huệ, dãy Thiên Nhẫn… hùng vĩ thế kia? Tại sao Hồng Lĩnh có chín mươi chín ngọn? Tại sao dãy núi ấy có tên núi Hồng? Tại sao có hòn Hồ Lĩnh? Tại sao gọi là núi Con Mèo, rú Cơm, rú Cà, tại sao có hòn đá Mượu ở lưng chừng núi Thành? Tại sao có mỏ Đầu Điều, núi Eo Sứt, bãi Sò Phủ Diễn, bài sò Quỳnh Văn, cồn Chân Chó, cồn Mo Nang, cồn Đập, cồn Lang, những hòn núi Vũ Kì, Vĩnh Tuy. Người Nghệ đã giải thích những núi non, sông sá, đồn điền ấy bằng câu chuyện ông Đùng. Có thể thấy rằng ý nghĩa giải thích nguồn gốc vũ trụ là một đặc điểm lớn của thần thoại. Nhưng nếu trong những truyện thần thoại buổi đầu là sự lí giải về các hiện tượng trời, đất, vũ trụ, xây dựng, sắp xếp vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên, truyện ông Đùng xuất hiện muộn hơn, lí giải nhiều hơn những tên núi, tên sông. Điều đó phản ánh rất rõ đặc điểm địa lí Nghệ Tĩnh. Nhưng ý nghĩa giải thích ấy muốn nói nhiều hơn đến tình yêu quê hương tha thiết của người Nghệ Tĩnh, niềm kiêu hãnh tự hào về cảnh thiên nhiên hùng vĩ, sông núi hữu tình, một mảnh đất từng ngân lên trong ca dao với những “non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ”.

2. Hình tượng ông Đùng phản ánh thiên nhiên đất nước xứ Nghệ

Trong truyện ông Đùng xứ Nghệ, tác giả dân gian không hề có ý định vẽ tranh nhưng gắn với những hành động khổng lồ của ông Đùng lại có một bức tranh thiên nhiên Nghệ Tĩnh thể hiện rõ đặc điểm địa lí Nghệ Tĩnh. Đó là những ngọn núi Hồng chín mươi chín ngọn, những dãy Đại Huệ, dãy Mồng Gà, dãy Thiết Sơn, dãy Truông Cồn Đọi… xếp thành dãy trùng điệp, hùng vĩ, rồi núi rải rác khắp mọi nơi, miền thượng du có núi, đồng bằng hạ lưu cũng đều có núi. Núi trước mặt, núi sau lưng, núi vòng cung, núi gấp khúc, núi chung đầu, núi chơ vơ, núi luyện ra sông, núi đâm ra biển, núi quyến quyện. Đó còn là một vùng đất lắm biển nhiều sông, truyện ông Đùng nói nhiều đến biển mênh mông, dữ dằn, tham lam “ngày đêm như sóng vỗ vào bờ cuốn đất đi để mở rộng mặt biển”. Thiên nhiên, xã hội trong truyện ông Đùng còn là thiên nhiên của những ngày mưa lũ kéo dài, hạn hán khốc liệt, bà con Nghệ Tĩnh kể rằng: “về mùa thu những ngày mưa lũ kéo dài, nước băng ngàn băng bãi cuốn bao nhiêu hoa màu, người và súc vật”, “Trời hạn hán, ao hồ cạn sạch, cây cỏ quắt khô, nhiều người chết đói chết khát”. Như vậy, có một thiên nhiên hùng vĩ của một vùng đất lắm núi nhiều sông và một thiên nhiên khắc nghiệt được hiển hiện khá rõ trong những mẩu truyện kể về ông Đùng.

3. Hình tượng ông Đùng mang biểu tượng cho tinh thần khai phá thiên nhiên bền bỉ và sức mạnh khổng lồ của người dân trên một vùng đất lịch sử

Các thần thoại phản ánh lịch sử qua tấm lăng kính kì diệu của óc tưởng tượng chất phác và táo bạo. Lịch sử của dân tộc ta là lịch sử dựng nước và giữ nước, thần thoại đã cất cánh trên nền hiện thực ấy. Hai vị khổng lồ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh phản ánh cuộc đấu tranh của tổ tiên ta để bảo vệ sản xuất và Phù Đổng thiên vương phản ánh cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Ông Đùng Nghệ Tĩnh mang bóng dáng của nhiều ông khổng lồ, bởi thế mà ông Đùng vừa là biểu tượng của tinh thần khai phá thiên nhiên, bền bỉ, chế ngự thiên nhiên trong trường kì lịch sử của dân xứ Nghệ, vừa biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết, sức mạnh khổng lồ của nhân dân, của một vùng đất “viễn trấn, nam trấn”. Hai nội dung này được thể hiện rõ nét trong những hành động khổng lồ của ông Đùng, đó là hành động đắp núi, tạo những dãy núi trùng điệp, tạo vẻ đẹp hùng vĩ. Đó là hành động đào sông, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình của đất nước xứ Nghệ. Những hành động san núi, đắp núi lấp biển, những cuộc đọ sức quyết liệt với thần biển, đuổi biển, lấn biển để tạo những cánh đồng bằng phẳng cho nhân dân dễ cày cấy. Đó là công cuộc trị thuỷ, xây núi cao để nhân dân tránh lũ, gọi nước về để nhân dân tránh hạn. Tất cả những hành động kì vĩ nhưng cũng rất cực nhọc lam lũ của ông Đùng phản ánh rõ cuộc đọ sức quyết liệt của người dân Nghệ Tĩnh vượt lên vùng đất cằn cỗi để sống. Nghệ Tĩnh là nơi “đầu sóng ngọn gió” ở phương nam Tổ quốc xưa kia. Đó là mảnh đất từng chịu đựng những cuộc cướp của, giết người,… của bọn xâm lược đủ các loại, chịu đựng những hậu quả của những cuộc chiến tranh phong kiến diễn ra trên đất “phên dậu”. Nghệ Tĩnh còn là chỗ dựa của nhiều triều đại phong kiến để có lực lượng hậu bị và căn cứ chiến lược tiếp tục các cuộc chiến tranh chống lại sự xâm lăng của giặc phương Bắc, là đất có nhiều người nổi tiếng gan góc, mưu trí kiên cường, là đất sinh ra nhiều anh hùng nghĩa khí, làm rạng rỡ sử sách. Mảnh đất lịch sử đau thương và quật cường ấy đã được phản ánh rõ nét trong sức mạnh khổng lồ, trong những hành động kì vĩ của một ông Đùng đánh giặc phương Bắc. Với câu chuyện ông Đùng đánh giặc, bà con xứ Nghệ kể rằng: Thuở ấy, giặc phương Bắc kéo vào đông như kiến, chúng đốt sạch làng mạc, nhà cửa, lùa dân vào hang núi… Nơi nào chống lại, chúng bắt người nơi ấy ném vào lửa cháy xèo xèo rồi buộc người dòng tộc xẻo thịt ăn… Dân tình oán thán, tiếng kêu dậy trời, dậy đất. Phải chăng, đó là một mảnh lịch sử đau thương hết sức sống động, được hiển hiện qua lời kể của nhân dân Nghệ Tĩnh trong câu chuyện ông Đùng. Sức mạnh khổng lồ, sức mạnh đoàn kết của nhân dân Nghệ Tĩnh được tái hiện sinh động trong lời kể: “Thế quân đi đất trời chuyển rung…. trai tráng xúm nhau vác cờ, cụ già khiêng trống, đàn bà trẻ con theo sau reo hò dữ dội và những hành động kì vĩ của ông Đùng đánh trăm trận trăm thắng. Đất xứ Nghệ biết bao người anh hùng ngã xuống, người dân xứ Nghệ rất ngưỡng mộ những người anh hùng nên rất ám ảnh về những cái chết rơi đầu của họ. Cái chết của ông Đùng cũng phản ánh cái chết ấy của những người anh hùng: “Thế trận hoàn toàn bất lợi ông Đùng giơ hai tay lên đầu chạy về quê. Khi bước tới mảnh đất quen thuộc ông dừng chân quay mặt về hướng đông lạy thần mặt trời, ông buông tay đầu rơi xuống… Dân chúng đứng xung quanh xót thương vô hạn vị anh hùng đã vì dân và cũng vì lòng vị tha đối với Bắc quốc mà phải rơi đầu”. Cách kể chuyện đẫm chất truyền thuyết, đẫm chất sử thi ấy phản ánh rất rõ lịch sử đau thương, kiên cường của nhân dân Nghệ Tĩnh nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Bóc đi màn sương huyền thoại, truyện ông Đùng phản ánh rất rõ lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Nghệ Tĩnh.

4. Hình tượng ông Đùng phản ánh khát vọng và ước mơ của người Nghệ Tĩnh

Hình tượng người khổng lồ xuất hiện trong tư duy của người xưa muốn nói nhiều hơn về một khát vọng được hoà hợp tự nhiên, sáng tạo tự nhiên. Truyện ông Đùng xứ Nghệ cũng vậy. Xứ Nghệ là một vùng đất có núi rừng trùng điệp chiếm tới 2/3 diện tích, núi trải dài dày đặc, núi còn đâm ra tận biển. Xưa kia, vùng đất này choáng ngợp những núi và biển, con người ở đây kể từ thời Quỳnh Văn, Thạch Lạc cho đến thời kì Làng Vạc, Xuân An rồi Bào Hậu, Hương Xá đến nay đã phải vất vả chiến thắng đồng lầy hoang rậm cũng như lũ lụt, từng bước đẩy lùi biển cả, chinh phục những vùng đất để có những cánh đồng làng mạc như ngày nay. Bởi thế người dân Nghệ rất thèm khát những bình nguyên bạt ngàn, những vùng tam giác châu thổ xanh rờn thẳng cánh cò bay như ở Thái Bình, Nam Bộ. Truyện ông Đùng có nhiều mẩu truyện xoay quanh hành động đắp núi lấp biển, hành động trị thủy. Nhưng ông Đùng đắp núi không chỉ tạo ra những dãy núi hùng vĩ, mang ý nghĩa giải thích địa danh, ông đắp núi “những hòn núi chơ vơ sắp thành dãy” là để tạo nên “những cánh đồng rộng rãi dễ cày cấy”. Ông đánh biển không phải chỉ vì mục đích trị lũ mà là hành động lấn biển để tạo nên những bãi sò Phủ Diễn, bãi sò Quỳnh Văn. Đi điền dã, chúng tôi thấy nhân dân Nghệ Tĩnh kể rất nhiều mẩu chuyện như thế và điều mà họ muốn nói nhiều nhất ở trong những mẩu chuyện đó là niềm khát khao về những vùng đất bằng phẳng, phì nhiêu để việc cày cấy được thuận lợi. Đó chính là ước mơ rất giản dị của người dân lao động Nghệ Tĩnh xưa, đó là những con người sống trên một vùng đất “không được tạo vật cưu dương”. Chính ước mơ này tạo nên nét riêng trong ý nghĩa của hình tượng ông Đùng và góp phần làm cho hình tượng ông Đùng mang dáng dấp của khu vực hình tượng.

5. Hình tượng ông Đùng phản ánh sự kết dính của nhiều tầng văn hoá ở những thời đại khác nhau

Văn hoá dân gian với tính chất là một nghệ thuật mang tính nguyên hợp và một trong những biểu hiện của tính nguyên hợp đó thể hiện ở chỗ tác phẩm văn hoá dân gian không phải là sản phẩm riêng của một người nào đó mà là sự sáng tạo của nhiều người, thậm chí của nhiều thời đại, của nhiều địa phương đã kết hợp với nhau theo những quy luật của “Sự tiếp biến văn hoá”. Một tác phẩm văn học dân gian có nhiều tầng văn hoá chồng chất lên nhau, kết dính với nhau. Hình tượng ông Đùng phản ánh sự kết dính của nhiều tầng văn hoá ở những thời đại khác nhau. Chúng ta bắt gặp trong chuỗi truyện sự kết hợp giá trị thẩm mĩ của những thời đại khác nhau, chính sự kết hợp đó đã đem lại những cảm hứng thẩm mĩ đặc biệt. Truyện ông Đùng in dấu thời đại trời đất còn u minh “đồng sâu ngập nước, rừng rậm hoang vu tràn đầy khắp nơi rắn rết và thú dữ chưa hề có dấu chân người”. Hình tượng ông Đùng còn in dấu thuở khai thiên lập địa trong hành động ông Đùng kiến tạo vũ trụ, xây đắp núi sông. Tiếp đó là lớp truyện thuộc về buổi ban mai của nền nông nghiệp với các hành động đào sông, san núi, đánh biển để có những vùng đất bằng phẳng dễ cày cấy. Đó là những hành động của người anh hùng văn hóa nông nghiệp. Truyện ông Đùng lại còn phản ánh một thời kì văn hoá ở mức cao hơn khi người dân Nghệ Tĩnh đã biết làm nghề luyện sắt và thủ công nghiệp. Các nhà nghiên cứu văn hoá Nghệ Tĩnh khẳng định nền văn hoá đó đã có ở thời đại vua Hùng, với nền văn hoá Đông Sơn, cách đây hơn ba ngàn năm, nghề luyện sắt, chế tạo sắt đã ra đời. Nghề luyện sắt nổi tiếng ở Nho Lâm, Trung Lương. Chính tầng văn hoá này được thể hiện rất rõ trong câu chuyện ông Đùng đúc chuông. Truyện ông Đùng còn phản ánh một thời kì văn hoá lịch sử rất gần với chúng ta. Đó là thời kì dân tộc ta phải đối đầu với giặc phương Bắc được thể hiện rất rõ trong câu chuyện ông Đùng đánh giặc, trong cách kể đậm chất truyền thuyết với cách mô tả thời gian xác định. Vì thế, ông Đùng là biểu tượng của con người Nghệ Tĩnh trong cả trường kì lịch sử, từ khi tạo lập địa bàn cư trú, làm ăn và đánh giặc giữ nước.

6. ý nghĩa thẩm mĩ của hình tượng ông Đùng

Hình tượng ông Đùng thể hiện quan niệm thẩm mĩ của người xứ Nghệ, đó là đề cao vẻ đẹp tinh thần. Cái đẹp của ông Đùng là cái đẹp từ những hành động phi thường, vô tư, hào hiệp và cả cái mộc mạc gần gũi. Đại Nam thống nhất chí nhận định về phong cách Nghệ “học trò Nghệ An chuộng khí tiết, nhiều người hào phóng không trói buộc, dốc chí chăm học, văn chương thì cứng cáp không cần đẹp lời”. Có ý kiến khác cũng cho rằng: “thi sĩ ở đây không quen gọt những thứ văn êm nhẹ, những vế đối tài tình, nhưng đã được giọng văn rắn rỏi và tư tưởng mạnh mẽ hơn kéo lại”. Nhận định đó chưa phải là toàn diện, song lại có cơ sở từ tính cách của người xứ Nghệ đầy nghị lực, có phần lí trí và cái nhìn thực tế bởi quen chịu đựng nhiều gian khổ. Bởi thế mà vẻ đẹp của ông Đùng, một vẻ đẹp hào phóng mà dung dị, kì vĩ mà lam lũ, đời thường, đó là vẻ đẹp mà người xứ Nghệ rất yêu thích. Với quan điểm thẩm mĩ như vậy nên ta thấy trong tư duy của người xứ Nghệ, ông Đùng gần như ôm hết mọi hành động phi thường nhất của người khổng lồ: kiến tạo vũ trụ, trị thuỷ, đúc chuông, diệt thú dữ và đánh giặc. Đó là những hành động rất kì vĩ, phóng khoáng nhưng sự phóng khoáng và hào hiệp được thấy nhiều hơn trong hành động ông Đùng đánh giặc chưa xong đã sang giúp đỡ lân bang và cả chút phong tình trong hành động ra kẻ chợ cùng với một cô gái, hai người mải mê trò chuyện mà bỏ quên cả đùm cơm. Vẻ đẹp của ông Đùng còn là cái đẹp của sự mộc mạc gần gũi với người dân lao động trong cái lam lũ của bàn tay moi vào lòng đất lấy sắt, dùng cánh tay làm búa, làm đe và cả cái miệt mài rèn sắt để chết hoá thành núi Hai Vai. Nhưng cái đẹp mà người xứ Nghệ đề cao là cái đẹp bên trong, vẻ đẹp tinh thần. Bởi thế mà cái đẹp hơn của hình tượng ông Đùng là ý nghĩa thẩm mĩ của hình tượng. Mà ý nghĩa thẩm mĩ của hình tượng ông Đùng đó là: khúc tráng ca ca ngợi sức mạnh, nghị lực phi thường và cả phần lam lũ cực nhọc của con người. Truyện ông Đùng còn là bài ca về những ước mơ, khát vọng của con người Nghệ Tĩnh, những khát vọng bình dị và cũng thật vĩ đại. Thiết nghĩ, ý nghĩa thẩm mĩ của hình tượng ông Đùng đã làm nên sức sống mãnh liệt cho nhân vật trong đời sống tinh thần của người Nghệ. Và chính ý nghĩa thẩm mĩ của hình tượng ông Đùng đã làm cho ông Đùng rất đẹp, đẹp như Sơn Tinh, như ông Gióng và như biết bao nhân vật khổng lồ trong thể loại “một đi không trở lại”.
Nguyễn Thị Tuyết Nga

TRƯNG BÀY PHẬT DI LẶC TRONG NHÀ

Nếu để ý, ta thấy trong nhà và cửa hàng buôn bán của người Hoa thường có bài trí nhữngđồ vật đặc biệt như tượng Thần Tài, Quan Công, lại có cả cóc ba chân, rồi treo thêm những tấm gương lớn hoặc chùm đồng xu cổ…. Cách làm như vậy là để tạo ra biểu tượng của tài lộc và vận may trong cuộc sống cũng như kinh doanh.

Rước thần tài vào nhà

di-lac.jpg

Theo quan niệm dân gian, có rất nhiều vị thần thánh được xem là Thần Tài. Hình ảnh Thần Tài thường được mô tả nhiều nhất là dáng người mập mạp, bụng phệ để trần, miệng cười tươi, tay cầm quạt… Tích xưa cho biết vị thần này tên là Trương Thiếu Anh. Vị thần tài ngồi tựa trên một con cọp, tượng trưng cho việc ông đã chế ngự được con thú này, đồng thời ngụ ý rằng trưng bày tượng thần tài trong năm Dần được xem là rất may mắn.Nếu bạn là người không thích thờ phụng thì có thể treo một chùm chín đồng xu cổ được xâu lại bằng sợi chỉ đỏ ở hướng phú quý để kích hoạt năng lượng chủ của những đồng xu đó và cũng tạo được sự thịnh vượng.

 

Vị trí đặt Thần Tài

Tượng Thần tài trong phòng khách, góc đối diện chéo với cửa ra vào.


Vị trí tốt nhất để đặt tượng Thần Tài là trên bàn hoặc trên tủ cao khoảng 76 đến 83cm, đối diện với cửa chính để khi bước vào nhà là bạn nhìn thấy thần tài. Trong Phong thủy, điều này có ý nghĩa là vị thần tài đón khí mới tràn vào nhà và chuyển khí thành năng lượng thịnh vượng luân chuyển trong nhà. Nếu không thể đặt đối diện với cửa chính, có thể đặt Thần Tài trong phòng khách, chéo góc với cửa ra vào. Không nên đặt Thần Tài trong phòng ngủ hoặc phòng ăn.
Ngoài Thần Tài được mô tả như trên, trong dân gian còn thờ các vị thánh khác như Quan Công, Phật Di Lạc.

Cóc ba chân: biểu tượng của tài lộc

Trong Phong thủy, cóc là sinh vật được cho là mang lại điềm lành. Người Hoa tin rằng nếu họ nhà cóc ở dưới giếng, ao, hồ sau nhà thì gia đình bạn có thể tránh khỏi những nguy hiểm và vận rủi rình rập.Cóc ba chân được xem là biểu tượng rất may mắn. Nó thường ngậm ba đồng tiền xu trong miệng, tượng trưng cho việc cóc mang vàng vào nhà.

coc.jpg

Những con cóc ba chân bằng ngọc này tượng trưng cho tài lộc,
có thể đặt nó trong phòng khách hoặc phòng ăn, mặt luôn hướng vào trong nhà.


Đừng để cóc đối diện trực tiếp với cửa chính vì có nghĩa là để cho vàng ra khỏi nhà. Vị trí tốt nhất để đặt cóc ba chân là góc đối diện chéo với cửa chính, mặt hướng vào trong như thể cóc đang nhảy vào nhà. Cóc cũng có thể nằm bên dưới gầm bàn, bên trong tủ hoặc giấu dưới ghế, những đồ đạc khác…
Không nên đặt cóc ba chân trong nhà bếp, phòng tắm hoặc nhà vệ sinh. Nếu đặt ở những nơi này, thay vì mang tài lộc đến, cóc trở nên hung dữ và thu hút khí chủ về vận rủi tàn phá năng lượng tốt đẹp trong nhà. Ngoài ra, cũng không nên để cóc trong phòng ngủ.

Nuôi rùa để tạo vận may

Theo Phong thủy, rùa là con vật mang lại may mắn và sự bảo vệ cho gia đình. Vì vậy, để thu hút tài lộc, vận may vào nhà, bạn có thể nuôi rùa. Thời phong kiến Trung Quốc, những gia đình giàu có, quan lại đều có ao rùa. Tại Malaysia, có thể nhìn thấy ao rùa trong đền thờ Kel Lok Si ở đồi Penang và ở cao nguyên Genting.
Rùa được xem là con vật linh thiêng mang lại điềm lành và có năng lực bảo vệ rất mạnh. Vì vậy, bất cứ ai nuôi rùa cũng đều có thể hưởng được sự may mắn do rùa mang lại.

Muốn nuôi rùa, hãy mua một cái chậu bằng gốm sứ có đường kính khoảng 20cm. Đổ nước đến nửa chậu và đặt một hòn đá nhỏ ở giữa để rùa vừa có thể ở trong nước, vừa bò lên hòn đá trên mặt nước.

Nên thay nước ba lần mỗi tuần. Nếu sử dụng nước máy thì nên để nước ra ngoài một thời gian giúp cho chlorine bốc hơi hết trước khi thay nước trong chậu. Thức ăn của rùa bao gồm các loại cá nhỏ hoặc rau xanh.

rua.jpg

Bạn có thể thu hút thêm nhiều vận may bằng cách nuôi rùa trong nhà.


Không cần thiết nuôi nhiều rùa, chỉ nuôi một con là được vì số 1 là số của hướng Bắc, là hướng hợp với rùa. Do đó, về mặt Phong Thủy tốt nhất chỉ nên nuôi một con và đặt chậu ở hướng Bắc. Nếu rùa chết, bạn không nên lo lắng, chịu khó thay ngay con khác. Lý do là rùa chết tức đã làm xong nghĩa vụ bảo vệ gia đình bạn.

Tăng doanh thu bằng tiếng chuông ngân

Theo quan niệm từ xưa, chuông ngân mang ý nghĩa báo hiệu tin mừng, được xem là biểu tượng mang lại may mắn và tài lộc. Đối với những người buôn bán, treo dãy chuông nhỏ bằng kim loại trong cửa hàng sẽ tạo ra năng lượng luân chuyển năng động. Mỗi khi có khách bước vào, chuông sẽ ngân vang như chào đón người mang đến vận may nhằm tăng doanh thu của cửa hàng.
Chuông có thể làm bằng bất cứ loại kim loại nào, đồng thời có thể buộc bằng dây ruy-băng để kích hoạt năng lượng dương. Treo sáu hoặc bảy cái chuông là lý tưởng nhất.

Có hai phương pháp treo chuông ở cửa như sau:

– Treo chuông vào tay nắm cửa ở phía ngoài cửa hàng.
– Treo chuông ở phía trên cửa, sao cho mỗi khi mở cửa, chuông sẽ ngân lên.

Bạn có thể treo chuông có kích cỡ nhỏ ở bên trong cửa hàng, dọc theo tường phía Tây, Tây Bắc hoặc đối diện trực tiếp với cửa vào, hay treo cao lên trần nhà để thu hút khí thịnh vượng vào cửa hàng.

Gương: Biểu tượng tăng gấp đôi

Thương nhân người Hoa trước đây thường rất thích lắp những tấm gương lớn ở bên trong cửa hàng với ý nghĩa làm tăng gấp đôi các sản phẩm và tượng trưng cho sự buôn bán phát đạt của cửa hàng, lại tạo ra một khối lượng năng lượng dương rất lớn vì nó làm tăng gấp đôi các hoạt động trong cửa hàng. Ngoài ra, họ còn gắn gương để phản chiếu máy thu ngân với mong muốn tăng doanh thu lên gấp đôi.

guong.jpg

 

Có thể treo gương ở trên tất cả các bức tường, ngoại trừ bức tường đối diện với cửa chính

Dùng gương là cách tốt nhất để khuếch đại tất cả năng lượng tích cực trong kinh daonh. Có thể dùng gương bọc các cột và tủ, lắp đặt gương trên tất cả các bức tường quanh cửa hàng, ngoại trừ bức tường đối diện với cửa ra vào. Bằng cách này, tất cả sản phẩm trưng bày trong cửa hàng và khách hàng đều được phản chiếu nhân đôi, cũng có nghĩa là tăng gấp đôi doanh thu.

 

 dilac.jpg

Bạn có thể đặt tượng phật Di Lạc trong nhà.
Phật cười có thể mang lại nhiều thành công, sự trợ giúp, vận may.
 

TheoPhong Thủy để thành công trong công việc và kinh doanh

 

NHỮNG Ý NGHĨA TRONG ĐỒNG DOLLAR MỸ

 us100fr1.jpg

Đồng Dollar Mỹ là một danh từ, một vật chất, rất phổ thông chẳng những cho người Mỹ, mà còn rất hấp dẫn đối với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Bất kể quốc gia nào, thương hay ghét Mỹ, đồng dollar vẫn là cái tiêu chuẩn kinh tế để họ so sánh, ít nhất là cả gần một thế kỷ qua và ngay cả hiện tại nữa. Trong lãnh vực tình yêu, hay rộng hơn nữa, nhân tình thế sự, “dollars” cũng được xem như một trong những đặc điểm “đáng yêu” (có khi đáng ghét), hay ít nhất, “đáng nể” của đối tượng. Đối với những người mới tỵ nạn ở Mỹ, đồng “đô la” thường được nói lái thành “đa lo” (lo nhiều).Nhưhg thật ra có bao giờ bạn để ý trên đồng bạc dollar có những hình vẽ, những ý nghĩa nào, hay ít nhất, màu sắc gì chưa? Cùng lắm, người ta nói “đô la xanh” để nói đến màu xanh của nó thôi. Nếu bạn chưa có dịp thì ngay bây giờ hãy đem đồng đô la ra để “chiêm ngưỡng” nó một tí cho dễ tìm hiểu trong lúc đọc bài viết này.

Mẫu thiết kế của tờ đồng dollar hiện lưu hành ngày nay được ra đời vào năm 1957. Tuy gọi là “tiền giấy”, thật ra đồng dollar làm bằng chất vải lanh bện bông, với những đường chỉ tơ màu đỏ và xanh rất nhỏ đan ngang dọc. Thật sự đồng dollar làm bằng vải. Chúng ta đã từng giặt nó mà chưa hề thấy nó bị rách.

Một màu mực đặc biệt được dùng trong đồng dollars, chẳng biết trong đó pha trộn thế nào. Người ta in những dấu hiệu lên trên đó, và rồi nhuộm hồ để nó không thấm nước và được in ép cho nó mỏng và sát sao đẹp đẽ như ta thấy. Nếu nhìn mặt trước của nó, ta sẽ thấy dấu mộc của sở Ngân Khố Hoa Kỳ. Phía trên cùng của dấu mộc là bàn cân tượng trưng cho sự cân bằng ngân sách. Chính giữa là thước thợ, một dụng cụ dùng để đo cắt cho ngay thẳng. Phía dưới là chìa khóa của sở Ngân Khố Hoa Kỳ. Tất cả đều có thể nhìn ra dễ dàng, nhưng đằng sau của tờ dollar mới là điều mà ta cần tìm hiểu.

Nếu bạn lật phía sau của tờ dollar lên, bạn sẽ thấy có hai vòng tròn. Cả hai vòng, họp lại làm thành con dấu lớn của Hoa Kỳ. Đệ Nhất Hội Nghị Lục Địa của Mỹ đòi ông Benjamin Frankin và một nhóm người nghĩ ra một con dấu. Họ đã phải mất bốn năm mới hoàn thành và hai năm sau nữa mới được chấp thuận.

Bên hình tròn phía tay trái là một Kim Tự Tháp. Để ý thấy mặt trước của nó thì sáng, và mặt phía Tây của nó thì tối đen. Ý nghĩa của thiết kế này như sau. Lúc ấy quốc gia này (Hoa Kỳ) còn mới bắt đầu. Người Hoa Kỳ chưa bắt đầu khám phá miền Tây hoặc chưa có quyết định gì đối với nền văn minh của miền đất phía Tây. Kim Tự Tháp không có ngọn, tượng trưng rằng họ còn chưa hoàn tất. Trong miếng đá trên đỉnh, có hình một thiên nhãn, mắt nhìn thấy mọi nơi, một dấu hiệu cổ xưa tượng trưng cho Thượng Đế. Ông Franklin tin rằng một người không thể làm một mình, nhưng một nhóm người, với sự hỗ trợ của thần linh, có thể làm bất cứ việc gì.

Từ ý nghĩ trên, nhóm chữ “IN GOD WE TRUST” được in trên đồng dollar. Hàng chữ Latin phía trên Kim Tự Tháp “ANNUIT COEPTIS” có nghĩa là “thượng đế đã ủng hộ trách nhiệm của chúng ta”. Hàng chữ Latin phía dưới Kim Tự Tháp “NOVUS ORDO SECLORUM” có nghĩa “một trật tự mới được bắt đầu”. Phía dưới nền của Kim Tự Tháp là số La Mã ghi năm 1776 (đánh dấu năm công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ).

Nếu bạn nhìn kỹ bên phía hình tròn bên phải, bạn sẽ tìm thấy nó trong tất cả các Nghĩa Trang Quốc Gia Hoa Kỳ. Dấu hiệu đó cũng được nhìn thấy trên đường phố hàng cờ ở Nghĩa Trang Quốc Gia ở Busnell, Florida, và là biểu hiệu chính cho hầu hết các đài kỷ niệm ghi ơn các anh hùng.

Sửa đổi một chút, nó thành cái dấu mộc cho Tổng Thống Hoa Kỳ, và luôn luôn hiện hữu mỗi lần ông nói chuyện, tuy ít có ai để ý những dấu hiệu này mang ý nghĩa gì. Con ó sói đầu được làm dấu hiệu tượng trưng cho vinh quang vì hai lý do: thứ nhất, nó không sợ bão táp, nó mạnh mẻ, và thông minh để vượt bay qua cơn bão. Thứ hai, nó không mang một vương miệng nào cả. Điều này nói lên sự phủ nhận vua chúa. Lúc ấy Hoa Kỳ vừa ly khai khỏi Anh Hoàng. Còn nữa, cái thuẫn che trước ngực nó không có cây đỡ. Ý nghĩa là xứ sở này ngày nay có thể tự đứng vững một mình.

Bạn thấy trên đầu của cái thuẫn che có một cái thanh ngang màu trắng, nó tượng trưng cho quốc hội, là một yếu tố kết đoàn. Chúng ta đến với nhau như một quốc gia. Trên mỏ của con ó bạn đọc thấy hàng chữ “E PLURIBUS UNUM”, có nghĩa rằng “một quốc gia của nhiều dân tộc”. Phía trên con ó, bạn thấy có 13 ngôi sao, tiêu biểu cho 13 tiểu bang nguyên thủy. Chung quanh các ngôi sao, tất cả những cụm mây mờ hiểu lầm đang bay ra xa. Nhắc lại một lần nữa, chúng ta đang đến với nhau để họp thành một. Bạn để ý xem con ó cầm cái gì trong những móng của nó. Nó cầm một cành cây olive và những mũi tên. Đất nước này muốn hòa bình, nhưng chúng ta không bao giờ sợ phải đi chiến đấu để bảo vệ hòa bình.

Con ó luôn hướng mặt về nhành olive, nhưng trong thời chiến, nó dán mắt nhìn vào những mũi tên. Người ta nói rằng số 13 là con số không may. Điều này gần như cả thế giới đều tin như vậy. Bạn thường ít khi thấy phòng số 13, hoặc mấy cái phòng ngủ không có tầng lầu thứ 13. Nhưng hãy nghĩ xem: 13 thuộc địa đầu tiên, 13 người ký tên trong bản Tuyên Ngôn Độc lập, 13 sọc trên lá cờ Hoa Kỳ, 13 bậc trên Kim Tự Tháp, 13 mẫu tự trong hàng chữ Latin nói trên, 13 chữ trong “E Pluribus Unum”, 13 ngôi sao trên đầu con diều hâu, 13 sọc trong cái thuẫn đỡ của nó, 13 lá trên cành olive, 13 trái cây, và nếu bạn nhìn gần một chút sẽ thấy 13 cái mũi tên. Còn nữa, đối với những người thiểu số: Tu Chính Hiến thứ 13.

Ít ai biết điều này, các em học sinh không biết, ngay cả các giáo sư sử cũng nhiều người không để ý. Nhân đây, bạn cũng nên biết, Tu Chính Hiến thứ 13 của Hoa Kỳ bãi bỏ chế độ nô lệ.

Đã có quá nhiều cựu chiến binh đã hy sinh quá nhiều đến đỗi những ý nghĩa trên bị quên lãng đi. Đã có nhiều cựu chiến binh cố trở về nhà, quốc gia Hoa Kỳ, nơi có nhiều người không quan tâm. Đã có nhiều cựu chiến binh không bao giờ trở về. Tìm hiểu đồng đô la hôm nay để hâm nóng lịch sử và ghi nhận sự hy sinh của các cựu chiến binh tranh đấu cho hòa bình.

LY THÁI XUÂN

Ý NGHĨA CÁC LOẠI HOA

Hoa anh đào ;tâm hồn bạn rất đẹp

Hoa anh thảo ;sự thiếu tự tin

Hoa anh thảo muộn ;tình yêu thầm

bách hợp ;sự thanh khiết Hoa bất tử ;dù có điều gì xảy ra đi nữa hãy tin là tình yêu là bất diệt

Hoa bồ công anh ;lời tiên tri Hoa bụi đường ;sự thờ ơ lạnh lùng

Hoa cẩm chướng ;sao bạn lại vô tình thờ ơ đến thế Hoa cẩm chướng dâu ;lòng cam đảm &sự tài trí

Hoa cẩm chướng sấm ;lòng tự trọng danh dự Hoa cẩm nhung ;tôi mến bạn lắm

Hoa cỏ chân ngỗng ;bị bỏ rơi Hoa cúc trắng ;lòng cao thượng sự chân thực ;ngây thơ trong trắng

Hoa cúc tây ;tình yêu muôn màu Cúc đại đoá ;lac quan và niềm vui l’m happi

Hoa cúc tím ;sự lưu luyến khi chia cúc vàng ;lòng kính yêu mến hân hoan

Cúc vạn thọ ;sự đau buồn nỗi thất vọng Hoa cúc zinmina ;nhớ đến bạn bè xa vắng

 Hoa dạ lan hương ;sự vui tươi Hoa đồng thảo ;sự khiêm nhường

Hoa đồng tiền niềm tin tưởng sự sôi nổi Hoa forgetmenot xin đừng quên em

Hoa huệ ;trong sạch thanh cao Hoa hướng dương ;niềm tin hy vọng anh chỉ biết duy nhất có em

Hoa huệ tây sự thanh khiết Hoa huệ nhung ;sự trở về của hạnh phúc

 Hoa hải đường ;chúng ta hãy giữ tình bạn thân thiết Hoa hạnh đào ;thầm lặng mòn mỏi

Hoa hồng thể hiện tình yêu bầt diệt Hoa hồng baby tình yêu ban đầu

Hoa hồng bạch ;em ngây thơ trong trắng dịu dàng Hoa hồng nhung tình yêu say đắm và nồng nhiệt

Hoa hồng vàng ;tình yêu kiêu sa rực rỡ đôi khi mang ý nghĩa cắt đứt Hoa hồng đỏ;tình yêu nồng nàn tha thiết

 Hoa hồng phấn;tôi yêu em theo cách đơn giản tha thiết Hoa hồng tỉ muội ;khi được tặng nếu là bạn trai thì cần hiểu rằng bạn là đứa em

kim ngân ;lòng trung thành tình yêu gắn bó Hoa lan ;tình yêu ầp ủ trong tôi sự thành

 lay ơn ;cuộc họp vui vẻ và cuộc hẹn cho ngày mai Hoa lưu ly ;anh muốn hoàn toàn là của em

Hoa lài ;tình bạn ngát hương Hoa lý;tình yêu thanh cao và trong sạch

 Hoa mai hoa đào ;mùa xuân về tràn trề ước mơ hi vọng Hoa mimosa;tình yêu mới chớm nở

Hoa màu gà ;không có điếu gì làm anh chán cả Hoa mào địa đàng sự giả dối

 Hoa mười giờ ;hẹn em lúc 10 giờ Hoa nghô ;sự dịu dàng tế nhị

Hoa nghệ tây ;vui mừng tươi tắn Hoa ngàn hương vàng ;tôi đã có chồng hãy tha thứ

Hoa penseé ;tôi rất nhớ bạn tỏ lòng mong nhớ Hoa phù dung ;hồng nhan bạc phận

Hoa phù dung ;tình yêu không bền Hoa phi yến ;tình yêu thanh thoát

 Hoa phong nữ ;sự ưu ái Hoa quỳnh;sự thanh khiết

Hoa dẻ quạt sự ngớ ngẩn Hoa sen hồng;sự hân hoan tươi vui

 Hoa sen trắng;cung kính tôn nghiêm Hoa sen cạn ;lòng yêu nước

Hoa sim;bằng chứng của tình yêu Hoa sơn;trà anh nên dè dặt một chút

Hoa táo;sự hâm mộ ưa chuộng Hoa táo gai ;niêm hi vọng

Hoa thiên lý trong sạch hiên ngang Hoa thuỷ tiên ;vương giả ,thanh cao .kiêu hãnh

Hoa thục quỳ ;sự thành công Hoa thược dược dịu dàng và nén thầm kín

Hoa ti gôn trắng ;bạn nỗi hẹn lần sau đừng thế nữa nhé Hoa ti gôn hồng ;tôi mong nhớ bạn đau khổ vì đến thăm không gặp bạn

Hoa trà mi; coi thường tình yêu Hoa trà ;duyên dáng cao thượng lòng cam đảm

Hoa trà trắng ;sự thanh khiết

Hoa tường vi hồng ;anh yêu em mãi mãi Hoa tường vi vàng ;anh sung sướng được yêu em

Hoa tường vi ;anh bắt đầu yêu em Hoa tử đinh hương ;cảm thấy xao suyến pải chăng mình đả yêu rồi

Hoa tủ vi ;sự e ấp kín đáo Hoa vân anh ;khiếu thẩm mỹ

Hoa violét ;hãy giữ kín tình yêu của chúng ta đừng cho ai biết

NGÔI NHÀ TÌNH YÊU

Em có đi qua ngôi nhà cũ không em?
Ngôi nhà tình yêu lối vào đầy những cỏ
Cỏ mượt như tơ cỏ mềm như hơi thở
Em phả ngày nào ẩm ướt vai anh
Em có biết không những ban mai trong lành
Anh lại ngang qua ngôi nhà như ngang qua cái ngày ta mười bảy
Một thời thương, một thời yêu đến vậy
Để bây giờ còn lại một thời quên

Lối cỏ còn in hai dấu chân quen
Chìa khoá vào nhà mỗi đứa giờ một nửa
Chả biết có bao giờ ta cùng ngang qua ngõ
Khớp lại một chìa thăm lại dấu yêu xưa?

hp.jpg

Ý NGHĨA LÁ CỜ PHẬT GIÁO

Người viết BanGiáoDục GĐPT   

buddhistflag1.gif 

I.                Nguồn gốc
Người phác họa ra lá cờ Phật Giáo Thế Giới là ông Henry Steel Olcott, sinh ngày 2-8-1832 tại New Jersey, Hoa Kỳ và mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, Ấn Ðộ. Ông nguyên là Ðại Tá Hải Quân của Quân Ðội Hoa Kỳ. Khoảng năm 1875, ông chưa hề học hỏi về giáo lý nhà Phật, nhưng khi cơ duyên đã tới, ông là phóng viên của tờ báo The New-York Daily Graphic, đã giao cho ông nhiệm vụ gặp một phụ nữ người Nga tên là Helena Petrovna Blavatsky (1831-1891), để viết bài về trường hợp bà nầy có những sự kiện huyền bí. Tại nông trại của Eddys ở New-York, hai người đã gặp nhau, từ đó bà Blavatsky đã hướng dẫn ông trên con đường đạo.
Bà H.P. Blavatsky, ông H.S. Olcott, ông W. Q. Judge là những người đã thành lập Hội Thông Thiên Học Mỹ Quốc ngày 17-11-1875, nay trở thành Hội Thông Thiên Học Quốc Tế, có 60 nước hội viên và trụ sở đặt tại Adgar, Ấn Ðộ.
Ông có công lớn nhất trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo Tích Lan, từ đó nhà Phật học uyên thâm Anaragika Dharmapala người Tích Lan, môn đệ của Olcott, đã khôi phục nền Phật Giáo Ấn Ðộ ngày 21-1-1891, và cũng từ đó dần dần Phật Giáo truyền bá sang phương Tây, rồi lan tràn khắp thế giới.
Ông và bà Blavatsky thọ trì tam quy, ngũ giới với Thượng Tọa Bulatgama tại chùa Wijayananda có sự hiện diện của hàng ngàn chư Tăng, Ni, Phật Tử và gây xúc động mạnh mẻ cho những Phật Tử đã chứng kiến, vì đây là lần đầu tiên Giáo Hội Tăng Già Tích Lan làm lễ quy y cho hai người Phật Tử Âu Mỹ.
Sự nghiệp truyền bá và chấn hưng Phật Giáo của ông không thể nói hết trong khuôn khổ bài nầy. Ông đã tổ chức những trường học Phật Giáo khắp xứ sở Tích Lan, từ thành thị tới thôn quê hẻo lánh. Số trường học lúc ban đầu chỉ có 46 trường (năm 1897) và 6 năm sau (1903), số trường học đã lên đến 174 trường, và đến năm 1940 đã có 429 trường, trong đó có 12 Trường Trung học được chính phủ tài trợ .

Không chỉ riêng ở Tích Lan, ông còn vận động để mở các trường học Phật Giáo ở các quốc gia khác như Nhật Bản, Thái Lan, Miến Ðiện, Ấn Ðộ.
Năm 1889, ông cùng Thượng Tọa Susmangala, Tích Lan, phỏng theo sáu mầu hào quang của Ðức Phật (xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và mầu tổng hợp của năm mầu này), đã phác họa ra mẫu cờ Phật Giáo. Về ý nghĩa, ông phát biểu như sau : “Nó có thể được các quốc gia Phật Giáo chấp nhận như một biểu tượng quốc tế cho tín ngưỡng của họ, giống như cây thánh giá đối với tín đồ Thiên chúa giáo .”
Lá cờ này được Tích Lan công nhận và treo tại các chùa ở xứ này trong ngày lễ Phật Ðản từ năm 1889, và 61 năm sau, tại Ðại hội Phật Giáo Thế Giới lần đầu tiên, tổ chức tại Colombo, thủ đô Tích Lan, từ ngày 25-5-1950 đến 8-6-1950 có 26 nước tham dự (1), phái đoàn Phật Giáo Việt Nam do Thượng Tọa Tố Liên, Trụ trì chùa Quán Sứ Hà Nội làm đại biểu (2), Hội nghị đã thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship of Buddhists), và chọn lá cờ Phật Giáo Tích Lan làm cờ Phật Giáo Thế Giới.
Ðến ngày 6-5-1951, tại chùa Từ Ðàm, cố đô Huế, một Ðại Hội Phật Giáo ba miền Bắc Trung Nam, gồm 51 đại biểu Tăng già và cư sĩ, sau 4 ngày họp, đã thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Trong dịp nầy, Thượng Tọa Tố Liên đã tặng Ðại Hội lá cờ Phật Giáo Thế Giới, và đại hội đã chấp nhận lá cờ nầy cũng là cờ Phật Giáo Việt Nam.
Bằng một tâm hồn thiết tha với Ðạo Pháp, ròng rã suốt 38 năm, Phật tử Henry Steel Olcott đã dùng quãng đời quí báu của mình, để phục vụ tha nhân và ông mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, quê hương Ðức Phật. Lúc đó ông 75 tuổi.
II. Ý nghĩa lá cờ Phật Giáo
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật .
Ngoài ra, cờ Phật Giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh giới địa phương, gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để phụng sự cho Ðạo Pháp và dân tộc.
Năm sắc theo chiều dọc : Xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trưng cho hào quang chư Phật .
Năm sắc theo chiều ngang: ( chiếm diện tích 1/6 lá cờ ) là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật.
Ý nghĩa của màu sắc phân biệt là :
1. Xanh đậm: Tượng trưng cho Ðịnh căn. Màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt .
2. Vàng lợt: Tượng trưng cho Niệm căn, vì có Chánh Niệm mới sanh Ðịnh và phát Huệ. 3.- Ðỏ : Tượng trưng cho Tinh Tấn căn. Có tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh .
4. Trắng:Tượng trưng cho Tín căn, niềm tin không lay chuyển, và có tín căn là có Nhân Duyên với chư Phật và nguồn gốc sanh ra muôn hạnh lành.
5. Cam: Tượng trưng cho Huệ căn. Khi có Tín, Tấn, Niệm, Ðịnh đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sanh.
6. Màu tổng hợp: Tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của Phật giáo đồ trên toàn thế giới.